CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT VI KHUẨN TRONG AO NUÔI TÔM

CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT VI KHUẨN TRONG AO NUÔI TÔM

Trong ao nuôi tôm bên cạnh các tác nhân gây bệnh như virus, nấm, kí sinh trùng… thì hầu như khoảng 80% các loại bệnh còn lại đều có liên quan đến nhóm vi khuẩn vibriosis, đây là nhóm chính gây ra các bệnh như hoại tử gan, chết sớm, đường ruột, phân trắng, đứt râu, mòn đuôi, đốm đen…là nhóm bệnh chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tôm nuôi. Chính điều này làm cho việc kiểm soát nhóm vi khuẩn này trong ao nuôi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vậy có những cách nào để kiểm soát nhóm này ?

Có thể tạm chia làm ba nhóm chính để kiểm soát nhóm vibriosis

1. Đầu tiên phải nhắc đến là nhóm sử dụng các loại hóa chất để kiểm soát

- Đây là nhóm phổ biến nhất trong các biện pháp kiểm soát vi khuẩn gây hại, khi sử dụng nhóm sát khuẩn bằng hóa chất này cần lưu ý các vấn đề sau:

- Thuốc sẽ diệt toàn bộ khuẩn có lợi và có hại trong ao nuôi, do đó các lợi ích do khuẩn có lợi mang lại sẽ bị mất đi, ví dụ ao đang sử dụng vi sinh có lợi mà sát khuẩn có thể làm tăng hàm lượng khí độc, mất màu nước…

- Một số loại hóa chất có khả năng ảnh hưởng tới tôm như kích lột, giảm ăn…hoặc ảnh hưởng tới môi trường nuôi như diệt tảo làm trong nước.

- Nên nhớ rằng vi khuẩn có sự phản ứng khi gặp các loại hóa chất để bảo vệ mình, bằng cách chúng hình thành nên màng bảo vệ quần thể các vi khuẩn có hại, gọi chung là màng sinh học (biofirm), do vậy một số ao nuôi sau khi nuôi một thời gian thì có hiện tượng nhớt bạt, nếu ao tiếp tục sử dụng sát khuẩn thì lớp màng sinh học cũng sẽ hình thành trở lại rất nhanh

- Điểm ghi nhận của việc sử dụng hóa chất sát khuẩn là chúng diệt khuẩn nhanh, phù hợp cho các trường hợp ao nuôi nhiễm khuẩn cấp, mật độ vibrio tăng quá mức cho phép (1x104 cfu/ml nước ao)

 

Vậy nên sử dụng sát khuẩn vào giai đoạn nào của ao nuôi:

- Diệt khuẩn giai đoạn chuẩn bị thả giống: Diệt khuẩn giai đoạn này nên sử dụng các chất diệt  khuẩn mạnh và phố diệt khuẩn rộng như chlorine, thuốc tím, oxy già…Nên chú ý môi trường hoạt động hiệu quả của từng loại thuốc diệt khuẩn nhóm này, ví dụ như chlorin không phù hợp cho môi trường pH >8.0 và độ mặn cao (25 phần nghìn hoặc trên 30 phần nghìn). Chú ý các  khâu lọc nước trước khi xử lý sát khuẩn, cũng như thời gian phân hủy từng loại trong ao để quyết định thời gian cấy vi sinh.

- Diệt khuẩn giai đoạn tôm nhỏ đến 50 ngày tuổi: Giai đoạn này tôm khá nhạy cảm với môi trường do sức đề kháng mầm bệnh của tôm chưa hình thành, chúng thường xuyên tiếp xúc và ăn các loại thức ăn tự nhiên như nấm đồng tiền, nhớt bạt…sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gan, ruột…chính vì lý do này mà các bệnh trên tôm do vi khuẩn dễ xảy ra ở giai đoạn này như EMS, TPD…Việc sát khuẩn giai đoạn này nên có sự chọn lựa thời điểm sát khuẩn, chỉ sát khuẩn khi vi sinh có lợi chưa thể khống chế vibrio được, nếu vi khuẩn có lợi đã phát triển tốt thì không nên sát khuẩn, hạn chế sát khuẩn các thời điểm nhạy cảm như tôm lột xác nhiều, tảo tàn, khí độc cao…Có thể tham khảo thuốc diệt khuẩn an toàn và hiệu quả Puri-Cide công ty Huỳnh Trâm Aquaculture. 

- Diệt khuẩn giai đoạn tôm lớn (sau 50 ngày):  Gia doạn này tôm đã quen với môi trường và có sức chống chịu, nên sát khuẩn hạn chế mà chủ yếu xử lý vi sinh, xử lý sát khuẩn nhiều sẽ phá vỡ hệ vi sinh có lợi trong ao và tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, cũng như dễ xáo trộn môi trường

2. Sử dụng các biện pháp vật lý để giảm khuẩn:

- Có thể kể đến như sử dụng biện pháp thay nước: chú ý vấn đề chi phí khi thay nước, vì thay  nước nghĩa là sẽ xả bỏ những thứ có hại và có lợi trong ao ra ngoài, ví dụ thay nước làm giảm vi khuẩn có hại, giảm khí độc, giảm tảo…nhưng đồng thời cũng xả bỏ vi khuẩn có lợi, các loại khoáng chất, vôi, chi phí tiền xử lý nước như chlorine, thuốc tím, tiền điện…đã dùng trước đó, như vậy thay nước phải nên cân nhắc thời điểm nào cần thay và thay bao nhiêu % là phù hợp

- Sử dụng một số loại máy để sát khuẩn: Máy xử lý tia cực tím, điện phân…tuy nhiên hiệu quả thì nên kiểm tra một cách kĩ lưỡng trước khi dùng.

3. Sử dụng vi sinh có lợi để ức chế (ép khuẩn) có hại:

- Thuật ngữ “Ép khuẩn” được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, khi biến đổi khí hậu trở nên gay gắt hơn, khiến cho việc sử dụng các biện pháp sát khuẩn trở nên không còn nhiều hiệu quả, nhất là trong thời điểm nhạy cảm của bệnh hiện nay là TPD.

- “Ép khuẩn” là sử dụng vi khuẩn có lợi ức chế và giảm dần sự phát triển của vi khuẩn có hại vibrio là biện pháp an toàn cho ao nuôi tôm, vì chúng không có những tác dụng phụ như các biện pháp khác (ảnh hưởng đến tôm, môi trường, tăng chi phí…), hiện nay trên thị trường rất nhiều chủng loại vi sinh khác nhau, và hiệu quả của chúng cũng khác nhau, Bacillus subtilis là        chủng vi khuẩn tuy đã được sử dụng khá lâu trong ngành nuôi trồng thủy sản, nhưng với nhiều ưu điểm vượt trội cho đến nay chúng vẫn được sử dụng như một loại vi khuẩn có lợi trong tất cả các dòng sản phẩm, xin tham khảo bài viết “vai trò khác biệt của từng loại Bacillus trong nuôi tôm” công ty Huỳnh Trâm Aquculture.

- Để thỏa mãn điều kiện cho phương pháp “ép khuẩn” này chúng tôi giới thiệu sản phẩm

  MICRO-BAC, là sản phẩm đã được thực tế chứng minh và thỏa mãn được một số tiêu chí:

 

 

- Mật độ vi khuẩn sản phẩm: Một sản phẩm chứa B.subtilis khi sử dụng vào ao nuôi phải đạt mật độ tối thiểu từ 1x104 cfu/ml thì sẽ khống chế được vi khuẩn gây hại như vibrio, sản phẩm  Micro- Bac chứa Bacillus subtilis với mật độ tối thiểu 150 tỷ cfu/ml, với liều dùng 1 gói 100 g cho 1.000 m3 nước thì mật độ vi khuẩn ban đầu sẽ đạt 1.5 x 104 cfu/ml nước ao, ở đây chúng ta      chỉ mới tính trên cơ sở mật độ ban đầu trong sản phẩm và hoàn toàn chưa tính đến lượng vi khuẩn có lợi tăng lên do quá trình nhân sinh khối của sản phẩm, như vậy tiêu chí về mật độ vi         khuẩn có lợi hoàn toàn phù hợp với sản phẩm Micro-Bac.

- Khả năng lấn át khuẩn hại (Ép khuẩn) của sản phẩm: Bacillus subtilis với khả năng sản xuất các Bacterocin (là các peptide hoặc protein từ riboxom của vi khuẩn), chúng có khả năng ức chế các    loại vi khuẩn gram (-), Gram (+) gây bệnh trong ao nuôi tôm, trong đó có nhóm vibriosis, có thể kể đến một số chất như: Bacitracin, Bacilysin, Baxilomicin (A,B,C,R), Bacillopectin, Mycobacillin, Subtilin (A,B,C), Prolimicin… Nhờ các kháng sinh tự nhiên này này mà B. subtilis có khả năng cạnh tranh hay ức chế các vi khuẩn gây hại khác (ép khuẩn). Thực tế sử dụng Micro-Bac cho thấy khả năng này rất rõ rệt thông qua việc giảm số lần dùng thuốc sát khuẩn trong ao nuôi mà tôm vẫn về đích an toàn, thực tế các ao nuôi tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng Micro-Bac thì trong 90 - 100 ngày nuôi chỉ sát khuẩn khoảng 3 lần.

- Khả năng xử lý môi trường của sản phẩm: Micro-Bac chứa B. subtilis đậm đặc có hệ thống men tương đối hoàn chỉnh, có khả năng sản sinh enzyme, đặc biệt là amylase và protease - 2 loại enzyme quan trọng giúp phân hủy cá chất tinh bột và protein thừa trong nước có từ thức ăn, phân tôm, xác tôm chết…Sản sinh các enzyme có khả năng thủy phân glucid, lipid, enzyme     cellulase biến đổi chất xơ, lecitinase thủy phân các chất béo phức hợp, enzyme phân giải gelatin, enzyme phân giải fibrin…Thực tế sử dụng Micro-Bac cho thấy khả năng kiểm soát màu nước, luôn giữ ao nuôi màu trà, kiểm soát chất hữu cơ (lợn cợn trong ao), giữ nước ao nuôi luôn bóng đẹp và sạch sẽ, cũng như luôn khống chế lượng khí độc NH3, NO2…ở mức thấp và an toàn cho   tôm. Do đó việc sử dụng đúng và đủ sản phẩm này sẽ giúp giảm chi phí thay nước và dẫn đến giảm chi phí nuôi, đây là việc rất có ích trong lúc giá tôm thấp.

  •  

Video màu nước ao khi sử dụng vi sinh Micro-Bac

 

Chi phí cho sản phẩm trên 1 kg tôm: sản phẩm Micro-Bac với ưu điểm vượt trội, giúp ổn định môi trường ao nuôi không gây nhiều biến động trong ao nên tôm có tốc độ phát triển đều từ khi thả nuôi đến khi thu hoạch, thống kê cho thấy ao sử dụng đều Micro-Bac có thể đạ size 30 con/kg sau 90 ngày nuôi, hệ số FCR đạt 1.15 – 1.25 và điều này được lập đi lập lại rất nhiều vụ, từ đó sản phẩm giúp tiết kiệm nhiều loại chi phí như: chi phí thức ăn, thay nước, các loại thuốc sát     khuẩn, các chất xử lý khí độc như yucca…thống kê trung bình 1kg tôm size 30 con dùng khoảng 2.500 – 2.800 đ vi sinh Micro-Bac cho 1 kg tôm.

Trên đây là tổng hợp các biện pháp khống chế và kiểm soát vi khuẩn trong ao nuôi cũng như việc khuyến cáo sử dụng vi sinh Micro-Bac để “ép khuẩn” hại trong ao, hy vọng góp phần nhỏ vào sự thành công của các ao nuôi tôm trong thời điểm khó khăn về dịch bệnh và giá cả hiện nay.

 

Kỹ sư Trần Văn Huỳnh

Phòng kỹ thuật công ty TNHH XNK SX TM DV Huỳnh Trâm Aquaculture

Tin tức khác

21/11/2024 2062

Mối liên quan giữa hội chứng còi cọt EHP và bệnh phân trắng trên tôm nuôi, các giải pháp giải quyết vần đề EHP và phân trắng của công ty Huỳnh Trâm Aquaculture

21/11/2024 954

Điều trị EHP trên tôm thẻ bằng sản phẩm thảo dược nano Alli-Gold, kết quả âm tính sau 3 ngày điều trị

21/11/2024 1220

MICRO-BAC: Vi sinh cắt tảo an toàn cho ao nuôi tôm Micro-Bac, cắt mọi loại tảo trong ao nuôi tôm, cá, như tảo xanh, tảo lam, tảo giáp...

21/11/2024 4097

Phòng trị các bệnh đường ruột trên tôm nuôi bằng nấm men Active dry Feed Yeast-S200 chứa Saccharomyces cerevisiae SK2-là nấm men chuyên dùng cho các bệnh đường ruột cho tôm nuôi nói riêng và động vật thủy sản nói chung

21/11/2024 1310

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI BẰNG THẢO DƯỢC

21/11/2024 1148

Sử dụng bộ đôi vi sinh công ty Huỳnh Trâm Aquaculture - Photo-Bac & Micro-Bac tạo màu trà và quản lý chất lượng nước ổn định suốt chu kỳ nuôi tôm, giảm nhớt bạt, giảm khí độc, giảm hẳn các bệnh gan, đường ruột tăng năng suất, sản lượng và size tôm thu hoạch, tăng lợi nhuận

21/11/2024 721

Vai trò của vi khuẩn Bacillus subtilis trong nuôi tôm, sản phẩm Micro-Bac chứa vi khuẩn Bacillus subtilis đậm đặc

21/11/2024 1108

Photo-Bac: sản phẩm vi sinh dạng nước chứa Rhodopseudomonas palustris, giúp tạo màu trà bền vững cho ao nuôi tôm, khử các khí độc khó trị như NH3, NO2, H2S, phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm hiện tượng chết râm sau khi mưa

21/11/2024 1299

Nuôi tôm mùa mưa hay nuôi tôm vụ đông là xu hướng nuôi tôm để tránh vấn đề cung vượt cầu, giá bán tốt. Nhưng đi kèm với vấn đề thuận lợi về giá luôn theo sau những vấn đề khó khăn về kỉ thuật nuôi như nhiệt độ thấp, độ kiềm, pH thấp, tôm thường xuyên bị bệnh...Làm như thế nào để khắc phục các vấn đề trên, xin mời độc giả tham khảo bài viết bên dưới

21/11/2024 1395

Kinh nghiệm sử dụng vi sinh đậm đặc Micro-Bac (Bacillus subtilis) cho trại sản xuất tôm giống, xu hướng mới sử dụng thay thế kháng sinh và hóa chất nhằm tạo ra những bầy tôm khỏe mạnh nhất phục vụ người nuôi tôm thịt

21/11/2024 1257

Ứng dụng kỹ thuật nano trong điều chế các sản phẩm bộ ba phòng trị gan, ruột, E.H.P trên tôm do công ty Huỳnh Trâm Aquaculture sản xuất

21/11/2024 1118

Bệnh phân trắng là bệnh phổ biến trên tôm, gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng nuôi tôm, việc điều trị cho đến nay cũng còn nhiều nan giải và nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Công ty Huỳnh Trâm giới thiệu đến bà con nuôi tôm phương pháp phòng trị bệnh phân trắng bằng thảo dược với hiệu quả ghi nhận được sau 3-5 ngày điều trị

21/11/2024 807

Quy trình áp dụng sản phẩm công ty Huỳnh Trâm Aquaculture cho tôm thẻ, tôm sú, quy trình nuôi tôm an toàn, bảo đảm lợi nhuận tối đa

21/11/2024 1247

Bệnh gan tụy cấp là bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi, bệnh gây ra thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm từ những năm 2011 cho đến nay. Để hạn chế những tác hại của bệnh này, công ty Huỳnh Trâm Aquaculture xin giới thiệu bà con nuôi tôm cách phòng và trị bệnh gan tụy cấp

21/11/2024 2176

Bệnh đốm đen là giảm năng suất, giá trị thương phẩm của tôm nuôi rất lớn, nếu phát hiện và can thiệp không kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn cho hiệu quả nuôi tôm. Công ty Huỳnh Trâm xin giới thiệu cách phòng và trị bệnh đốm đen hiệu quả trên tôm nuôi