PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

1. NHỮNG TỔN THẤT DO BỆNH ĐỐM ĐEN GÂY RA:

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng là bệnh khá phổ biến ở một số khu vực nuôi tôm tại Việt Nam cũng như một số quốc gia nuôi tôm trên thế giới. Bệnh thường gây tổn thất nặng nề cho người nuôi tôm, có thể gây chết 70-80% hoặc thiệt hại về mặt giá trị khi bán cho thương lái mua tôm. Do đó, hiện nay bệnh này là một trong các bệnh tôm được liệt kê vào bệnh gây thiệt hại nhiều cho người nuôi tôm

Để giúp người nuôi tôm hiểu kỹ hơn về bệnh này, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề liên quan để giúp chúng ta có chiến lượt phòng tránh bệnh này tốt hơn trong quá trình nuôi

 

Tôm chết do đốm đen
Tôm chết do đốm đen
Tôm chết do đốm đen
Tôm chết do đốm đen

 

2. MÙA VỤ THƯỜNG XẢY RA:

Tôm xảy ra hầu như quanh năm, nhưng tập trung chủ yếu vào các giai đoạn chuyển mùa. Nước ta cơ bản khí hậu có hai mùa chính là mùa nắng và mùa mưa. Do đó, người nuôi tôm cần để ý vào giai đoạn chuyển từ mùa mưa sang nắng hoặc ngược lại, thường tôm sẽ nhiễm bệnh này sau khi có sự thay đổi về thời tiết từ 7-10 ngày.

Độ mặn phổ biến của bệnh này thường nằm ở các ao độ mặn thấp (5‰) cho đến các ao có độ mặn 20 ‰

Độ tuổi tôm của bệnh này cũng khá đa dạng có thể xảy ra hầu hết tất cả các giai đoạn tôm nuôi từ trên 20 ngày tuổi cho đến khi thu hoạch

 

3. DẤU HIỆU BỆNH LÝ:

3.1 Dấu hiệu môi trường:

Khi tôm bị đốm đen, thường môi trường sẽ diễn biến bất lợi trong thời gian trước đó ít nhất 7-10 ngày, pH dao động, kiềm ở ngưỡng thấp (<100 ppm), khí độc NH3, NO2, H2S vượt ngưỡng, hàm lượng oxy thấp (< 4 ppm)

3.2 Dấu hiệu tôm:

Tôm lờ đờ, hoạt động kém, ăn chậm hoặc bỏ ăn hoàn toàn, do vậy tốc độ tăng trưởng cũng chậm theo

Nặng hơn nữa là trên thân xuất hiện nhiều đốm đen li ti hoặc mảng lớn màu đen, vị trí xuất hiện có thể một phần hoặc trên toàn bộ thân tôm

Tôm bắt đầu có dầu hiệu tổn thương phụ bộ như: mang màu tối hoặc đen, mòn đuôi, đứt râu …

Ruột trống, gan nhạt màu.

Lúc này tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh, nếu không cứu chữa kịp thời các vết đen làm dính liền phần vỏ và thịt, lúc này không thể nào cứu được

 

 

 

4. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Điều kiện môi trường bất lợi là nguyên nhân đầu tiên, các khí độc, NH3, NO2, H2S tăng cao gây tổn thương mang, gan, độ kiềm thấp hoặc thiếu khoáng chất khiến tôm không cứng vỏ được, đồng thời làm suy giảm khả năng đề kháng của tôm

Khi kiểm tra các ao nuôi bị đốm đen, thấy mật độ vibrio tăng cao vượt trên 103 CFU/ml nước đồng thời có sự xuất hiện của nấm Fusarium

Sự bất lợi của môi trường và sự xuất hiện của mầm bệnh trong ao là hai yếu tố cần thiết để xảy ra bệnh đốm đen

 

5. PHÒNG TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN:

Như trên đã đề câp, bệnh đốm đen liên quan đến vấn đề môi trường rất cấp thiết, ngưới nuôi tôm cần thiết phải kiểm tra các yếu tố môi trường nói trên, xem chưa đáp ứng được yếu tố nào thì phải điều chỉnh

 

5.1 Phòng bệnh:

Cải tạo ao kỹ lưỡng, đặc biệt chú ý cải tạo kỹ đối với các ao đáy đất, cần thiết thì sát khẩn đáy sau khi cải tạo hút bùn xong

Kiểm tra chất lượng tôm giống bằng PCR: EMS, đốm trắng, IHHNV, IMNVNHP.

Mật độ thả phù hợp, mật độ thả tùy theo kinh nghiệm nuôi, thiết bị oxy mà có mật độ cho phù hợp

Hệ thống quạt nước cung cấp oxy, độ sâu mực ước ao nuôi, mùa vụ, kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật

Kiểm tra mật số vi khuẩn gây bệnh định kỳ 5 – 7 ngày/lần, không để cao hơn 103 CFU/ml.

Xin tham khảo quy trình nuôi tôm công ty Huỳnh Trâm Aquaculture

 

5.2 Điều trị:

Đối với môi trường nước

Buổi sáng: Xả nước 30 – 40%

Lúc 1 giờ trưa cùng ngày: sử dụng AMONIUM-4, liều 1 lít/1000 m3 ngâm 6h-8h

Lúc 7-8 giờ tối cùng ngày: cấp nước mới cho đủ vào ao, đánh MG12 trong khi cấp nước, liều 5 kg/1000 m3

Chú ý khoáng MG12 kích lột rất mạnh không nên dùng quá liều, MG12 có tác dụng nâng kiềm, nên chú ý kiểm tra kiểm nếu thấp hơn 100 ppm thì đánh bổ sung thêm liều 3kg/1000 m3 vào ngày hôm sau để nâng kiềm

Sau khi xử lý AMONIUM-4 24h, sử dụng vi sinh MICRO-WAT hay MICRO-BAC liều 1 gói/2.000 – 3.000 m3 để xử lý lại đáy ao

Quạt nước 24/24

Đối với tôm

Giảm cho ăn từ 30% – 50%, tùy theo mức nặng nhẹ của bệnh

Bổ sung: PHOSPHONIC vào thức ăn để giúp tôm nhanh cứng vỏ

Kiểm tra gan ruột, nếu có dấu hiệu gan xấu, ruột yếu thì tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho tôm.
u ý: phác đồ có giá trị khi phát hiện sớm, tôm còn ăn được và phần vỏ chưa bị đính vào cơ thịt

Kỹ sư: Trần Văn Huỳnh

Phòng Kỹ thuật công ty TNHH XNK SX TM DV Huỳnh Trâm Aquaculture

 

Tin tức khác

23/04/2024 4

Các phương pháp kiểm soát vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm, ưu nhược điểm từng phương pháp

23/04/2024 140

Điều trị EHP trên tôm thẻ bằng sản phẩm thảo dược nano Alli-Gold, kết quả âm tính sau 3 ngày điều trị

23/04/2024 919

MICRO-BAC: Vi sinh cắt tảo an toàn cho ao nuôi tôm Micro-Bac, cắt mọi loại tảo trong ao nuôi tôm, cá, như tảo xanh, tảo lam, tảo giáp...

23/04/2024 3601

Phòng trị các bệnh đường ruột trên tôm nuôi bằng nấm men Active dry Feed Yeast-S200 chứa Saccharomyces cerevisiae SK2-là nấm men chuyên dùng cho các bệnh đường ruột cho tôm nuôi nói riêng và động vật thủy sản nói chung

23/04/2024 840

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI BẰNG THẢO DƯỢC

23/04/2024 803

Sử dụng bộ đôi vi sinh công ty Huỳnh Trâm Aquaculture - Photo-Bac & Micro-Bac tạo màu trà và quản lý chất lượng nước ổn định suốt chu kỳ nuôi tôm, giảm nhớt bạt, giảm khí độc, giảm hẳn các bệnh gan, đường ruột tăng năng suất, sản lượng và size tôm thu hoạch, tăng lợi nhuận

23/04/2024 417

Vai trò của vi khuẩn Bacillus subtilis trong nuôi tôm, sản phẩm Micro-Bac chứa vi khuẩn Bacillus subtilis đậm đặc

23/04/2024 902

Photo-Bac: sản phẩm vi sinh dạng nước chứa Rhodopseudomonas palustris, giúp tạo màu trà bền vững cho ao nuôi tôm, khử các khí độc khó trị như NH3, NO2, H2S, phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm hiện tượng chết râm sau khi mưa

20/04/2024 1002

Nuôi tôm mùa mưa hay nuôi tôm vụ đông là xu hướng nuôi tôm để tránh vấn đề cung vượt cầu, giá bán tốt. Nhưng đi kèm với vấn đề thuận lợi về giá luôn theo sau những vấn đề khó khăn về kỉ thuật nuôi như nhiệt độ thấp, độ kiềm, pH thấp, tôm thường xuyên bị bệnh...Làm như thế nào để khắc phục các vấn đề trên, xin mời độc giả tham khảo bài viết bên dưới

23/04/2024 1038

Kinh nghiệm sử dụng vi sinh đậm đặc Micro-Bac (Bacillus subtilis) cho trại sản xuất tôm giống, xu hướng mới sử dụng thay thế kháng sinh và hóa chất nhằm tạo ra những bầy tôm khỏe mạnh nhất phục vụ người nuôi tôm thịt

22/04/2024 913

Ứng dụng kỹ thuật nano trong điều chế các sản phẩm bộ ba phòng trị gan, ruột, E.H.P trên tôm do công ty Huỳnh Trâm Aquaculture sản xuất

22/04/2024 813

Bệnh phân trắng là bệnh phổ biến trên tôm, gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng nuôi tôm, việc điều trị cho đến nay cũng còn nhiều nan giải và nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Công ty Huỳnh Trâm giới thiệu đến bà con nuôi tôm phương pháp phòng trị bệnh phân trắng bằng thảo dược với hiệu quả ghi nhận được sau 3-5 ngày điều trị

23/04/2024 635

Quy trình áp dụng sản phẩm công ty Huỳnh Trâm Aquaculture cho tôm thẻ, tôm sú, quy trình nuôi tôm an toàn, bảo đảm lợi nhuận tối đa

23/04/2024 912

Bệnh gan tụy cấp là bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi, bệnh gây ra thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm từ những năm 2011 cho đến nay. Để hạn chế những tác hại của bệnh này, công ty Huỳnh Trâm Aquaculture xin giới thiệu bà con nuôi tôm cách phòng và trị bệnh gan tụy cấp