HỘI CHỨNG MỜ ĐỤC HẬU ẤU TRÙNG TRÊN TÔM THẺ (TPD) - NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

HỘI CHỨNG MỜ ĐỤC HẬU ẤU TRÙNG TRÊN TÔM THẺ (TPD) - NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

TPD (Translucent Post - Larvae Disease), đây là nổi khiếp sợ của người nuôi tôm trong những năm gần đây, bên cạnh những bệnh khác như EHP, phân trắng, đặc biệt là khoảng thời gian của vụ mùa đầu năm 2025, bệnh này nổi lên như một làn sóng dịch không khác gì các dịch bệnh trên người như Covid

Vậy nguyên nhân của bệnh này là gì ?

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bệnh này gây ra bởi tác nhân chính là vi khuẩn Vibrio Parahaemolitycus, nhưng chủng này có độc tố gấp hàng trăm lần so với chủng gây bệnh gan tụy cấp trước đây, đây cũng chính là nguyên nhân gây chết hàng loạt khi tôm nhiễm bệnh này

Vibrio Parahaemolitycus là nguyên nhân trực tiếp, chúng chỉ gây bệnh khi số lượng trong nước đủ lớn, vậy vấn đề chúng ta cần tìm hiểu là điều kiện nào để vi khuẩn này phát triển trong ao ?

Theo kết quả quan sát thực tế của chúng tôi cho thấy, đa số ao nuôi bị TPD trong khoảng thời gian từ 3- 20 ngày đầu, nở rộ nhất là từ 3 - 10 ngày đầu tiên, mặc dù nhiều ao đã xét nghiệm giống âm tính với TPD. Vậy nguyên nhân chính trong giai đoạn này là gì ?

Tôm giống
Tôm giống 

Đa số các ao xảy ra vấn đề này xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

  • Thả nước trong không có tảo dẫn đến tôm bị stress hay chạy quanh ao, tôm suy yếu sức khỏe là cơ hội cho mầm bệnh phát triển
  • Nhiều ao có làm màu nước nhưng thiếu vi sinh có lợi đủ mạnh ban đầu để khống chế vi khuẩn gây bệnh, nên nhớ rằng giai đoạn này chùng ta chưa thể dùng các loại thuốc sát khuẩn và kháng sinh vì tôm quá nhỏ, nên biện pháp tốt nhất là tạo ra quần thể vi sinh có lợi đủ lớn sẵn sàng trong ao trước khi thả tôm là biện pháp khống chế hữu hiệu. Một vấn đề quan trọng nữa là phải duy trì được màu nước và lượng vi sinh có lợi suốt quá trình.
  • Chương trình cho ăn chưa hợp lý: Rất nhiều ao hiện đang cho ăn thiếu trong giai đoạn mới thả tôm, dẫn đến tôm suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh bùng phát, 100.000 pL cho ăn tối thiểu ngày đầu tiên khoảng 600 -  800 g/ngày, nhiều ao chỉ cho ăn bằng 30 - 50% lượng tối thiểu này, dẫn đến tôm còi, dễ xảy ra bệnh.
  •  

Triệu chứng:

  • Tôm mất sắc tố, cơ thể chuyển sang mờ đục hoặc trong suốt, đây cũng là nguyên nhân tại sao bệnh này có tên là hội chứng mờ đục hậu ấu trùng
  • Tôm bị mờ gan và mất đường ruột trong thời gian ngắn, biểu hiện lờ đờ
  • Tôm chết nhanh trong thời gian 2 - 3 ngày có thể lên đến 100%, nhiều hộ thả tôm phản ánh, tôm “biến mất” sau khi thả là do nguyên nhân này

 

Vậy biện pháp nào giúp tôm vượt qua được TPD ?

Phòng bệnh:

  • Sau khi xử lý nước bằng thuốc sát trùng như clorin, trước khi thả tôm 2 - 3 ngày bắt đầu cho xử lý vi sinh Micro-Bac, liều 2 gói/1000 m3, xử lý buổi sáng để tạo màu trà, ít nhất khoảng 2 nhịp liên tục, sau đó đánh liều duy trì 1 gói/ngày, mục đích chính của biện pháp này là vừa tạo màu trà vừa tạo quần thể vi sinh vật có lợi sẵn sàng trước khi đưa tôm giống vào ao, giả sử tôm giống có nhiễm sẵn TPD mà các xét nghiệm không phát hiện được thì chúng ta cũng đã có một lượng vi sinh có lợi để khống chế ngay khi thả tôm vào ao. Vi sinh Micro-Bac nhờ mật độ vi khuẩn đậm đặc (150 tỷ CFU/G), nó đủ sức khống chế vi khuẩn gây hại khi mới thả tôm vào ao. Đây là điểm đang lưu ý vì có rất nhiều ao sử dụng vi sinh nhưng số lượng vi khuẩn có lợi không đủ lớn để khống chế vibrio, nên không đạt kết quả phòng bệnh.
  • Tắm tôm trước khi thả vào ao: Đây là biện pháp nhằm loại trừ các mầm bệnh theo đường tôm giống trước khi thả tôm vào ao, bằng cách sử dụng sản phẩm Gali-Max liều 40 ppm (40 ml/m3 nước). Khi tôm về thì đổ tôm ra bể cho sục khí, sau đó hòa Gali-Max với nước ao và châm vô từ từ cho đủ lượng nước theo yêu cầu, cho thêm ít thức ăn số 0 vào để tôm đỡ cắn nhau, hoặc ít khoáng cho vào để sục cho tôm khỏe, sau đó thả cho xả tôm vào ao.
  • Chương trình cho ăn phải thực hiện ăn đủ như trên đã nói để hạn chế tôm thiếu dinh dưỡng, khi tôm bắt đầu chuyển sang số 1 thì bắt đầu đưa thuốc trộn để phòng bệnh cho tôm:

- Reco-Liver: Là thảo dược gan nano, cho trộn 1 cử đầu tiên trong ngày liều 1.5 - 2 ml/kg thức ăn (trộn 25% lượng thức ăn trong ngày)

- Baci-Flora: Là vi sinh có lợi cho đường ruột, cho ăn cử thứ 2, và cử 3, liều 5g/kg thức ăn (50% lượng thức ăn), có thể kết hợp trộn khoáng cho ăn trong 2 cử này

- Gali-Max: Thảo dược nano - kích thích tôm ăn, trộn cử cuối trong ngày để giữ ấm cho tôm vào ban đêm và kích thích tôm ăn mạnh hơn vào cử đầu ngày hôm sau

Trị bệnh:

Khi tôm nhiễm bệnh sẽ chết rất nhanh từ 2 - 3 ngày có thể chết 100% bầy tôm, nên cần thiết phải quan sát hàng ngày và phát hiện kịp thời để xử lý, chỉ nên xử lý trị bệnh cho những bầy còn lại ít nhất 50%, số lượng ít hơn thì nên cân nhắc.

  • Khi phát hiện có triệu chứng TPD lập tức tạt ngay cho tôm 1 liều Gali-  Max để giảm thiệt hại, liều tạt 1 lít (2 chai) Gali-Max/1000 m3, tạt vào lúc trời nắng.
  • Đồng thời cho sục khí vi sinh Micro - Bac: 2 gói + 3 kg đường và 20 lít nước, sục từ 12 - 24 tiếng, tùy thời gian cho phép, và cho đánh ngay vào tối cùng ngày, liều 2 gói/1000 m3, lập lại 1 liều nữa vào ngày tiếp theo, sau đó có thể tạt liếu 1 gói/1000 m3 để duy trì
  • Khi phát hiện triệu chứng TPD thì cho trộn ngay thuốc ăn trong ngày:

- Reco-Liver: 5ml/kg (30% lượng thức ăn), ăn buổi sáng bước này rất quan trọng vì bệnh này đánh chính là vào gan, vi khuẩn sẽ thực hiện quá trình bơm  độc tố vào gan tôm, khiến lượng độc tố gan tăng cao, tôm chết rất nhanh, mà Reco-Liver có chức năng chính là đào thải độc tố nhanh và tái tạo tế bào gan, nên dùng rất phù hợp

- Baci-Flora:  5g/kg (40% lượng thức ăn), ăn cử tiếp theo, mục đích là cung cấp vi sinh có lợi dạng đậm đặc để nhanh chóng phục hồi đường ruột, có thể kết hợp trộn khoáng trong cử này

- Reco-Liver/Gali-Max: Kết hợp 2 sản phẩm này cho ăn cử cuối, mỗi loại 5ml/kg, cho ăn 30% lượng thức ăn còn lại.

Duy trì phát đồ trên ít nhất là 3 - 5 ngày, sau đó tùy tình hình thực tế để điều chỉnh, nếu tôm đã giảm hết chết có thể quay lại cho ăn chương trình phòng bệnh như ở trên

Thực tế qua nhiều ca điều trị, nếu tôm đáp ứng thuốc tốt sẽ có hiệu quả trong ngày đầu trộn thuốc, chậm hơn thì qua ngày thứ 2 và thường sẽ giảm hẳn sau 3 - 5 ngày

 

Kỹ sư: Trần Văn Huỳnh

Công ty Huỳnh Trâm Aquaculture

Tin tức khác

03/04/2025 2471

Mối liên quan giữa hội chứng còi cọt EHP và bệnh phân trắng trên tôm nuôi, các giải pháp giải quyết vần đề EHP và phân trắng của công ty Huỳnh Trâm Aquaculture

03/04/2025 2493

Các phương pháp kiểm soát vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm, ưu nhược điểm từng phương pháp

02/04/2025 1195

Điều trị EHP trên tôm thẻ bằng sản phẩm thảo dược nano Alli-Gold, kết quả âm tính sau 3 ngày điều trị

03/04/2025 1432

MICRO-BAC: Vi sinh cắt tảo an toàn cho ao nuôi tôm Micro-Bac, cắt mọi loại tảo trong ao nuôi tôm, cá, như tảo xanh, tảo lam, tảo giáp...

02/04/2025 4350

Phòng trị các bệnh đường ruột trên tôm nuôi bằng nấm men Active dry Feed Yeast-S200 chứa Saccharomyces cerevisiae SK2-là nấm men chuyên dùng cho các bệnh đường ruột cho tôm nuôi nói riêng và động vật thủy sản nói chung

02/04/2025 1506

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI BẰNG THẢO DƯỢC

02/04/2025 1381

Sử dụng bộ đôi vi sinh công ty Huỳnh Trâm Aquaculture - Photo-Bac & Micro-Bac tạo màu trà và quản lý chất lượng nước ổn định suốt chu kỳ nuôi tôm, giảm nhớt bạt, giảm khí độc, giảm hẳn các bệnh gan, đường ruột tăng năng suất, sản lượng và size tôm thu hoạch, tăng lợi nhuận

03/04/2025 965

Vai trò của vi khuẩn Bacillus subtilis trong nuôi tôm, sản phẩm Micro-Bac chứa vi khuẩn Bacillus subtilis đậm đặc

03/04/2025 1304

Photo-Bac: sản phẩm vi sinh dạng nước chứa Rhodopseudomonas palustris, giúp tạo màu trà bền vững cho ao nuôi tôm, khử các khí độc khó trị như NH3, NO2, H2S, phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm hiện tượng chết râm sau khi mưa

03/04/2025 1486

Nuôi tôm mùa mưa hay nuôi tôm vụ đông là xu hướng nuôi tôm để tránh vấn đề cung vượt cầu, giá bán tốt. Nhưng đi kèm với vấn đề thuận lợi về giá luôn theo sau những vấn đề khó khăn về kỉ thuật nuôi như nhiệt độ thấp, độ kiềm, pH thấp, tôm thường xuyên bị bệnh...Làm như thế nào để khắc phục các vấn đề trên, xin mời độc giả tham khảo bài viết bên dưới

02/04/2025 1597

Kinh nghiệm sử dụng vi sinh đậm đặc Micro-Bac (Bacillus subtilis) cho trại sản xuất tôm giống, xu hướng mới sử dụng thay thế kháng sinh và hóa chất nhằm tạo ra những bầy tôm khỏe mạnh nhất phục vụ người nuôi tôm thịt

03/04/2025 1451

Ứng dụng kỹ thuật nano trong điều chế các sản phẩm bộ ba phòng trị gan, ruột, E.H.P trên tôm do công ty Huỳnh Trâm Aquaculture sản xuất

02/04/2025 1307

Bệnh phân trắng là bệnh phổ biến trên tôm, gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng nuôi tôm, việc điều trị cho đến nay cũng còn nhiều nan giải và nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Công ty Huỳnh Trâm giới thiệu đến bà con nuôi tôm phương pháp phòng trị bệnh phân trắng bằng thảo dược với hiệu quả ghi nhận được sau 3-5 ngày điều trị

03/04/2025 975

Quy trình áp dụng sản phẩm công ty Huỳnh Trâm Aquaculture cho tôm thẻ, tôm sú, quy trình nuôi tôm an toàn, bảo đảm lợi nhuận tối đa

03/04/2025 1484

Bệnh gan tụy cấp là bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi, bệnh gây ra thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm từ những năm 2011 cho đến nay. Để hạn chế những tác hại của bệnh này, công ty Huỳnh Trâm Aquaculture xin giới thiệu bà con nuôi tôm cách phòng và trị bệnh gan tụy cấp

02/04/2025 2426

Bệnh đốm đen là giảm năng suất, giá trị thương phẩm của tôm nuôi rất lớn, nếu phát hiện và can thiệp không kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn cho hiệu quả nuôi tôm. Công ty Huỳnh Trâm xin giới thiệu cách phòng và trị bệnh đốm đen hiệu quả trên tôm nuôi