PHÒNG TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

PHÒNG TRỊ BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM

1. THIỆT HẠI DO BỆNH PHÂN TRẮNG GÂY RA

Có lẻ đối với bệnh phân trắng không cần nói nhiều về tác hại thì nhiều người nuôi tôm cũng biết những thiệt hại do bệnh này gây ra. Hiện nay, bệnh này là một trong những bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm, tôm bị bệnh này thường bỏ ăn, óp thân và chết, nếu chữa trị được thì tôm cũng khó phát triển và sau đó thường là thu hoạch sớm

 

2. MÙA VỤ XẢY RA BỆNH

Bệnh thường xảy ra phổ biến nhất là 25 - 60 ngày tuổi, tuy nhiên cũng có một số ao ngoại lệ bị sớm hơn hoặc trễ hơn thời gian này

Bệnh này phổ biến nhất là mùa nắng nóng, hoặc các giai đoạn chuyển mùa, tuy nhiên một số vùng cũng bị rải rác quanh năm

Nhất là các ao đất, ao nuôi lót bạt ngoài trời, đây là các ao dễ bị tác động điều kiện nhiệt độ ngoài trời

 

Đường ruột tôm bị phân trắng
Đường ruột tôm bị phân trắng

 

3. DẤU HIỆU BỆNH LÝ

Nên nhớ rằng khi tôm đã có phân trắng nổi trên mặt ao là biểu hiện của giai đoạn cuối, thường biểu hiện giai đoạn này là khi tôm đã nhiễm bệnh từ 5-7 ngày trở lên, nếu phát hiện quá muộn sẽ gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó người nuôi tôm cần quan sát kĩ các triệu chứng sau để có biện pháp trị bệnh cho phù hợp

Phân trắng nổi trên mặt ao
Phân trắng nổi trên mặt ao

Trước khi bị phân trắng tôm có dấu hiệu giảm ăn, khi đã có phân trắng trong ao 2-3 ngày thì tôm có khả năng giảm ăn 50%

Đường ruột nhỏ, mảnh, phân lỏng (chạy đường ruột) hoặc phân nát

Một số bầy tôm ruột nhợt nhạt và đổi màu

Phân trắng nổi cuối gió hoặc tấp vào các góc ao, nên quan sát vào buổi sáng sớm sẽ rất dễ phát hiện

Một sô bầy tôm có hiện tượng phân không nổi mà lơ lửng trong nước, loại này rất khó phát hiện, thường dùng nhá để hứng phân phía sau quạt để kiểm tra

Thường phân trắng sẽ đi kèm với gan yếu, màu nhợt nhạt

Nếu để lâu hoặc điều trị không hiệu quả tôm sẽ bắt đầu có biểu hiện óp thân, tấp bờ, lúc này việc điều trị rất khó khăn vì tôm không còn ăn nhiều

Những ao tôm nước chuyển sang màu xanh đậm thì nguy cơ bệnh phân trắng càng cao, nguyên nhân là do trong thành phần tảo các ao này chứa một lượng tảo giáp đáng kể, chúng làm tổn thương ruột tôm khi tôm ăn phải, đây chính là nơi để vi khuẩn xâm nhập vào

  •  
Ruột tôm bị phân trắng
Ruột tôm bị phân trắng

 

4. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Nguyên nhân gián tiếp:

Tảo không ổn định trong 20 - 30 ngày đầu: một số ao nuôi trong giai đoạn đầu do không làm được màu nước, hoặc sử dụng nhiều chlorine trong việc xử lý nước, dẫn đến nước không gây được màu, làm cho tôm dễ stress là nguyên nhân đầu tiên làm cho vi khuẩn xâm nhập

Thả mật độ cao nhưng mức đầu tư cho ao nuôi không đủ, như Oxy, siphon đáy, ao bạt…đó chính là nguyên nhân bệnh phân trắng thường xảy ra ở các ao nuôi ngoài trời (ao bạt và ao đất ngoài trời), còn các ao công nghệ cao thường hiếm xảy ra trường hợp này

Cho ăn dư, tôm ăn nhanh: tôm là loài phàm ăn, đặc biệt là tôm thẻ vào mùa nắng nóng, chúng ăn rất mạnh, một số chủ ao do không kiểm soát được lượng thức ăn nên cứ tăng thức ăn theo nhu cầu mà không quan sát gan ruột tôm, dẫn đến gan ruột tôm bị quá tải, rối loạn hệ enzyme tiêu hóa, tạo cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập

Nhiều chất thải, chất lượng nước kém, khí độc tăng: lưu ý rằng đa số tôm thường xảy ra bệnh phân trắng trong giai đoạn 25 – 60 ngày tuổi, đây cũng là giai đoạn đáy ao bắt đầu yếm khí, tích tụ nhiều khí độc (H2S, NH3, NO2) và đáy ao lúc này chuyển sang trạng thái yếm khí, vi khuẩn phát triển đễ nhiễm vào tôm nuôi

Mưa đột ngột sau thời gian nắng nóng hoặc ngược lại làm cho tôm sốc môi trường và mầm bệnh xâm nhập vào tôm

Nguyên nhân trực tiếp:

Tôm nhiễm khuẩn vi khuẩn vibrio: V.Parahaemolitycus, V.fluvialis, V.alginolitycus, V.mimicus

Đôi khi một số mẫu có cả kí sinh trùng GregarineVermiform

 

Đĩa thạch cấy vibrio trên mẫu phân trắng
Đĩa thạch cấy vibrio trên mẫu phân trắng

 

5. PHÒNG TRỊ BỆNH

Phòng Bệnh:

Để phòng bệnh phân trắng, xin tham khảo quy trình phòng bệnh tôm nuôi bằng sản phẩm Huỳnh Trâm Aquaculture

 

ALKALOID 10% - Thảo dược điều trị phân trắng
ALKALOID 10% - Thảo dược điều trị phân trắng

 

Trị bệnh:

Ngày 1:

Xử lý môi trường: Thay nước nếu có nguồn nước sẵng sàng, lượng nước thay từ 30-40% tùy theo mức độ ô nhiễm ao nuôi, nếu không có nguồn nước thay thì tiến hành sát trùng nước

Sau khi thay nước xong thì tiến hành sát trùng nước, trường hợp này có thể sử dụng PURI-CIDE cho an toàn, liều sử dụng là 1kg/1.000 m3

Kiểm tra kiềm và pH, nếu thấp thì phải nâng lên, trường hợp kiềm thấp có thể sử dụng khoáng ORGA-MIX liều 3-5 kg/1000 để nâng kiềm và làm cứng vỏ tôm. Lưu ý, khoáng này có thể được tạt bổ sung suốt quá trình điều trị nếu tôm không cứng vỏ.

Tăng cường oxy tối đa cho tôm

Cho ăn thảo dược điều trị ALKALOID 10%: Cắt thức ăn 60% so với lượng thông thường, trộn thuốc 2-3 cc/kg thức ăn, cho ăn 2-3 cử/ngày

Kiểm tra gan tôm, nếu có dấu hiệu xấu, gan mờ thì trộn cho ăn thêm LIV-DETOX, vì thông thường tôm bị phân trắng hay kéo theo gan bị xấu

Ngày 2:

Tiếp tục duy trì cho ăn ALKALOID 10% như ngày 1

Tiếp tục kiểm tra pH, kiềm, oxy, nếu chưa ổn thì tiếp tục điều chỉnh như ngày 1

Xử lý vi sinh: Kết hợp vi sinh xử lý nước PHOTO-BAC và vi sinh xử lý đáy MICRO-BAC hoặc MICRO-WAT theo liều 1 gói/1.500-2.000 m3

Thông thường các ao xử lý qua ngày thứ 2 thì tôm bắt đầu ăn mạnh lại

Ngày thứ 3 – 5: Tiếp tục cho ăn thuốc ALKALOID 10% và kiểm tra môi trường để điều chỉnh môi trường nếu môi trường có dấu hiệu thay đổi

Sau khi hết bệnh thì sử dụng nấm men ACTIVE DRY FEED YEAST để cho ăn ngừa hoặc tham khảo quy trình phòng bệnh tôm nuôi bằng sản phẩm Huỳnh Trâm Aquaculture

 

Kỹ sư Trần Văn Huỳnh

Phòng kỹ thuật công ty TNHH XNK SX TM DV Huỳnh Trâm Aquaculture

 

Tin tức khác

22/01/2025 2273

Mối liên quan giữa hội chứng còi cọt EHP và bệnh phân trắng trên tôm nuôi, các giải pháp giải quyết vần đề EHP và phân trắng của công ty Huỳnh Trâm Aquaculture

21/01/2025 1815

Các phương pháp kiểm soát vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm, ưu nhược điểm từng phương pháp

22/01/2025 1069

Điều trị EHP trên tôm thẻ bằng sản phẩm thảo dược nano Alli-Gold, kết quả âm tính sau 3 ngày điều trị

22/01/2025 1292

MICRO-BAC: Vi sinh cắt tảo an toàn cho ao nuôi tôm Micro-Bac, cắt mọi loại tảo trong ao nuôi tôm, cá, như tảo xanh, tảo lam, tảo giáp...

21/01/2025 4231

Phòng trị các bệnh đường ruột trên tôm nuôi bằng nấm men Active dry Feed Yeast-S200 chứa Saccharomyces cerevisiae SK2-là nấm men chuyên dùng cho các bệnh đường ruột cho tôm nuôi nói riêng và động vật thủy sản nói chung

21/01/2025 1409

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI BẰNG THẢO DƯỢC

21/01/2025 1224

Sử dụng bộ đôi vi sinh công ty Huỳnh Trâm Aquaculture - Photo-Bac & Micro-Bac tạo màu trà và quản lý chất lượng nước ổn định suốt chu kỳ nuôi tôm, giảm nhớt bạt, giảm khí độc, giảm hẳn các bệnh gan, đường ruột tăng năng suất, sản lượng và size tôm thu hoạch, tăng lợi nhuận

21/01/2025 796

Vai trò của vi khuẩn Bacillus subtilis trong nuôi tôm, sản phẩm Micro-Bac chứa vi khuẩn Bacillus subtilis đậm đặc

21/01/2025 1185

Photo-Bac: sản phẩm vi sinh dạng nước chứa Rhodopseudomonas palustris, giúp tạo màu trà bền vững cho ao nuôi tôm, khử các khí độc khó trị như NH3, NO2, H2S, phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm hiện tượng chết râm sau khi mưa

22/01/2025 1376

Nuôi tôm mùa mưa hay nuôi tôm vụ đông là xu hướng nuôi tôm để tránh vấn đề cung vượt cầu, giá bán tốt. Nhưng đi kèm với vấn đề thuận lợi về giá luôn theo sau những vấn đề khó khăn về kỉ thuật nuôi như nhiệt độ thấp, độ kiềm, pH thấp, tôm thường xuyên bị bệnh...Làm như thế nào để khắc phục các vấn đề trên, xin mời độc giả tham khảo bài viết bên dưới

22/01/2025 1480

Kinh nghiệm sử dụng vi sinh đậm đặc Micro-Bac (Bacillus subtilis) cho trại sản xuất tôm giống, xu hướng mới sử dụng thay thế kháng sinh và hóa chất nhằm tạo ra những bầy tôm khỏe mạnh nhất phục vụ người nuôi tôm thịt

22/01/2025 1347

Ứng dụng kỹ thuật nano trong điều chế các sản phẩm bộ ba phòng trị gan, ruột, E.H.P trên tôm do công ty Huỳnh Trâm Aquaculture sản xuất

21/01/2025 863

Quy trình áp dụng sản phẩm công ty Huỳnh Trâm Aquaculture cho tôm thẻ, tôm sú, quy trình nuôi tôm an toàn, bảo đảm lợi nhuận tối đa

21/01/2025 1354

Bệnh gan tụy cấp là bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi, bệnh gây ra thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm từ những năm 2011 cho đến nay. Để hạn chế những tác hại của bệnh này, công ty Huỳnh Trâm Aquaculture xin giới thiệu bà con nuôi tôm cách phòng và trị bệnh gan tụy cấp

21/01/2025 2270

Bệnh đốm đen là giảm năng suất, giá trị thương phẩm của tôm nuôi rất lớn, nếu phát hiện và can thiệp không kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn cho hiệu quả nuôi tôm. Công ty Huỳnh Trâm xin giới thiệu cách phòng và trị bệnh đốm đen hiệu quả trên tôm nuôi