MỐI LIÊN QUAN GIỮA EHP VÀ BỆNH PHÂN TRẮNG

MỐI LIÊN QUAN GIỮA EHP VÀ BỆNH PHÂN TRẮNG

Bệnh phân trắng từ lâu đã là mối lo thường trực và là nỗi ám ảnh của người nuôi tôm, bởi lẻ khi tôm đã bị phân trắng thì thường rất khó điều trị, hoặc có điều trị được thì khả năng phục hồi và phát triển là rất kém. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này, có mối liên hệ nào giữa bệnh phân trắng và tác nhân gây còi cọt, chậm lớn (EHP) trên tôm ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết này.

Hội chứng còi cọt gây ra bởi Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), là hội chứng thường gặp trên tôm nuôi nhất là tôm thẻ chân trắng, bệnh này không gây chết trực tiếp nhưng chúng làm tôm còi cọt, chậm lớn, mềm vỏ, tôm so le…và là tác nhân mở đường cho các bệnh khác xâm nhập vào tôm nuôi, nhất là bệnh phân trắng.

 

Đường ruột tôm nhiễm EHP/phân trắng

Bằng các chứng minh khoa học các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra mối liên quan giữa EHP và bệnh phân trắng. Vi khuẩn Propopionigenium sp là nhóm vi khuẩn kị khí thường xuất hiện trong các ao nuôi có điều kiện đáy ao kém như nhiều chất hữu cơ, phân tôm, đáy ao yếm khí…đây là nhóm vi khuẩn chính thường xuyên có mặt trong các mẫu phân tích tôm bị phân trắng bên cạnh tác nhân vibrio sp như chúng ta đã biết lâu nay.

Tuy nhiên, điều thú vị mà các nhà khoa học Thái Lan đã tìm ra là khi bổ sung vi khuẩn kị khí vào các mẫu tôm có nhiễm EHP thì lập tức các nhà khoa học đã thu được phân trắng rất nhanh, nhưng ngược lại nếu bổ sung vi khuẩn kị khí vào tôm không nhiễm EHP thì không thấy phân trắng xuất hiện, như vậy rõ ràng rằng có mối liên quan rất chặt chẽ giữa EHP và nhóm vi khuẩn kị khí (Propionigenium), các vi khuẩn trong họ vibrio sp cũng là nguyên nhân tạo ra phân trắng nhưng chỉ khi có mặt của EHP. Thực tế tại Việt Nam cho thấy có khoảng 96% tôm bị phân trắng đều có nhiễm EHP, đây là số liệu tổng kết từ nhiều phòng lab chuyên môn phân tích bệnh tôm tại Việt Nam.

Các nhà khoa học Thái Lan cũng đã tìm ra nguyên nhân chính gây ra phân trắng là vi khuẩn kị khí Propionigenium khi chúng xâm nhập vào tôm đã nhiễm EHP, vi khuẩn này phát triển khi môi trường đáy ao yếm khí, chúng là vi khuẩn không tạo bào từ, phát triển ở môi trường PH từ 7.1-7.7, nhiệt độ 330C và đặc biệt chúng phát triển được cả trong môi trường nước ngọt và nước mặn.

Các giải mã trình tự gen EHP khu vực Châu Mỹ cho thấy có mã gen tương tự như các nước Châu Á, tuy nhiên vấn đề EHP không hề nghiêm trọng ở các nước Châu Mỹ, điều đó cho thấy sự khác biệt ở vấn đề mật độ nuôi. EHP dễ xuất hiện khi điều kiện căng thẳng, tôm bị stress như mật độ nuôi cao, đáy ao nhiều chất hữu cơ, khí độc, nitrit…

Từ các phân tích trên để ngăn chặn vấn đề phân trắng xảy ra cần tiến hành các biện pháp sau:

1. Nếu ao đã nhiễm phân trắng, EHP cần thiết phải xử lý kĩ càng như ngâm bằng vôi hoặc sút để nâng pH >12, kể cả hệ thống cánh quạt, bạt, ống nước…, để đảm bảo mầm bệnh EHP bị diệt hoàn toàn.

2. Con giống: Cần thiết phải kiểm tra EHP trước khi thả giống vào ao, vì đây là một trong hai con đường lây nhiễm EHP vào ao nuôi, ngoài vấn đề nhiễm từ môi trường ao nuôi.

3. Xử lý các căng thẳng (stress) cho tôm bằng cách sử dụng vi sinh Micro-Bac, đây là vi sinh mật độ cao (B.subtilis 150 tỷ CFU/G), nên có thể xử lý tốt các vấn đề chất hữu cơ lơ lửng, tảo tàn, khí độc…tạo môi trường ổn định cho tôm phát triển trong suốt quá trình nuôi (xin tham khảo các quy trình sử dụng Micro-Bac).

4. Ép khuẩn kị khí: Đây là vấn đề quan trọng, vì các phân tích ở trên cho thấy vi khuẩn kị khí (Propionigenium sp và nhóm vibrio sp) là các tác nhân chính gây ra phân trắng nếu chúng có mặt trong ao tôm đã nhiễm EHP, do vậy việc khống chế chúng không cho chúng phát triển mạnh trong ao là điều quan trọng. Thực tế cho thấy, khi sử dụng vi sinh Micro-Bac để “ép khuẩn” thì nhóm vi khuẩn gây hại bị cạnh tranh và không thể phát triển (xin tham khảo bài viết các biện pháp kiểm soát vi khuẩn trong ao nuôi công ty Huỳnh Trâm Aquaculture), ngày nay các biện pháp sát khuẩn cũng bị hạn chế bởi sự phản ứng của vi khuẩn sau khi sát khuẩn sẽ làm chúng phát triển mạnh hơn lúc đầu.

 

 

5. Xử lý EHP làm giảm mật  độ của chúng trong cơ thể tôm: Đây là biện pháp giúp giảm mật độ EHP trong cơ thể tôm, nếu mật độ EHP giảm xuống thấp thì dù chúng có tiếp xúc với nhóm vi khuẩn kị khí thì cũng khó bùng phát thành dịch phân trắng. Sản phẩm khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này là thảo dược nano Alli-Gold, đây là sản phẩm mà chúng tôi đã đề cập nhiều lần trong các bài viết trước, khi sử dụng Alli-Gold thường có kết quả âm tính với EHP sau 3-5 ngày sử dụng (xin tham khảo video kết quả điều trị EHP bằng Alli-Gold). Tuy nhiên, vấn đề là người nuôi tôm nên sử dụng Alli-Gold định kỳ (10 ngày 1 đợt và mỗi đợt sử dụng khoảng 3-5 ngày, bắt đầu khi tôm 16 ngày tuổi) để làm giảm định kì mức độ nhiễm EHP trong cơ thể tôm, vì thực tế chúng ta không thể loại trừ chúng 100% do có sự lây nhiễm từ ngoài ao thông qua phân tôm và tôm chết bị tôm sống ăn vào. Lưu ý cho sản phẩm này, nếu tôm đã bị phân trắng thì việc đưa thuốc trong trường hợp này sẽ kém hiệu quả, do phần lớn tế bào biểu mô gan, ruột tôm đã bị bong tróc khiến việc hấp thu thuốc kém hiệu quả.

 

 

6. Lưu ý về mùa vụ: mùa mưa là mùa thuận lợi cho bệnh phân trắng phát triển, nhất là các cơn mưa đầu mùa làm giảm pH nước xuống thấp, là cơ hội cho nhóm vi khuẩn kị kí Propionigenium sp phát triển, nếu cơ thể tôm đã chứa sẵn EHP thì lập tức xảy ra phân trắng. Do vậy mùa mưa nhất các cơn mưa đầu mùa cần tăng cường các biện pháp để phòng ngừa như đánh vôi nâng pH, xử lý Micro-Bac, cho ăn tăng cường Alli-Gold…

7. Mật độ nuôi: như chúng tôi đã phân tích ở trên, mật độ nuôi vừa phải sẽ làm giảm căng thẳng cho tôm, sẽ giảm nguy cơ bùng phát EHP, phân trắng, mật độ khuyến cáo cho ao đất là 80 con/m2, cho ao bạt từ 120 -150 con/m2.

8. Chương trình cho ăn: kiểm soát tốt chương trình thức ăn cho ao nuôi, không cho ăn quá nhiều trong 45-50 ngày đầu có thể cho thiếu một chút so với nhu cầu, có thể tôm sẽ chậm phát triển hơn so với các bầy cho ăn “đủ” hoặc “dư”, nhưng sẽ an toàn cho tôm nhất là vấn đê EHP, phân trắng, gan tụy…Khi tôm trên 50 ngày sẽ bắt đầu tăng dần thức ăn có kiểm soát, lúc này tôm sẽ tăng trưởng bù cho các tháng trước.

Trên đây là những tổng kết của các nghiên cứu về mối liên quan giữa EHP và phân trắng, cũng như các khuyến cáo để phòng tránh EHP, phân trắng. Đây là kinh nghiệm mà chúng tôi đã xử lý cho nhiều khách hàng thành công trong các năm vừa qua, nhất là khách hàng nuôi tôm ở ĐBSCL.

Quý bà con nuôi tôm quan tâm xin vui lòng liên hệ công ty Huỳnh Trâm Aquaculture để được tư vấn chi tiết hơn

   Kỹ sư: Trần Văn Huỳnh

         Công ty Huỳnh Trâm Aquaculture

Tin tức khác

13/12/2024 1697

Các phương pháp kiểm soát vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm, ưu nhược điểm từng phương pháp

12/12/2024 998

Điều trị EHP trên tôm thẻ bằng sản phẩm thảo dược nano Alli-Gold, kết quả âm tính sau 3 ngày điều trị

12/12/2024 1241

MICRO-BAC: Vi sinh cắt tảo an toàn cho ao nuôi tôm Micro-Bac, cắt mọi loại tảo trong ao nuôi tôm, cá, như tảo xanh, tảo lam, tảo giáp...

12/12/2024 4144

Phòng trị các bệnh đường ruột trên tôm nuôi bằng nấm men Active dry Feed Yeast-S200 chứa Saccharomyces cerevisiae SK2-là nấm men chuyên dùng cho các bệnh đường ruột cho tôm nuôi nói riêng và động vật thủy sản nói chung

13/12/2024 1353

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI BẰNG THẢO DƯỢC

09/12/2024 1167

Sử dụng bộ đôi vi sinh công ty Huỳnh Trâm Aquaculture - Photo-Bac & Micro-Bac tạo màu trà và quản lý chất lượng nước ổn định suốt chu kỳ nuôi tôm, giảm nhớt bạt, giảm khí độc, giảm hẳn các bệnh gan, đường ruột tăng năng suất, sản lượng và size tôm thu hoạch, tăng lợi nhuận

11/12/2024 747

Vai trò của vi khuẩn Bacillus subtilis trong nuôi tôm, sản phẩm Micro-Bac chứa vi khuẩn Bacillus subtilis đậm đặc

10/12/2024 1129

Photo-Bac: sản phẩm vi sinh dạng nước chứa Rhodopseudomonas palustris, giúp tạo màu trà bền vững cho ao nuôi tôm, khử các khí độc khó trị như NH3, NO2, H2S, phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm hiện tượng chết râm sau khi mưa

12/12/2024 1322

Nuôi tôm mùa mưa hay nuôi tôm vụ đông là xu hướng nuôi tôm để tránh vấn đề cung vượt cầu, giá bán tốt. Nhưng đi kèm với vấn đề thuận lợi về giá luôn theo sau những vấn đề khó khăn về kỉ thuật nuôi như nhiệt độ thấp, độ kiềm, pH thấp, tôm thường xuyên bị bệnh...Làm như thế nào để khắc phục các vấn đề trên, xin mời độc giả tham khảo bài viết bên dưới

10/12/2024 1417

Kinh nghiệm sử dụng vi sinh đậm đặc Micro-Bac (Bacillus subtilis) cho trại sản xuất tôm giống, xu hướng mới sử dụng thay thế kháng sinh và hóa chất nhằm tạo ra những bầy tôm khỏe mạnh nhất phục vụ người nuôi tôm thịt

12/12/2024 1287

Ứng dụng kỹ thuật nano trong điều chế các sản phẩm bộ ba phòng trị gan, ruột, E.H.P trên tôm do công ty Huỳnh Trâm Aquaculture sản xuất

11/12/2024 1147

Bệnh phân trắng là bệnh phổ biến trên tôm, gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng nuôi tôm, việc điều trị cho đến nay cũng còn nhiều nan giải và nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Công ty Huỳnh Trâm giới thiệu đến bà con nuôi tôm phương pháp phòng trị bệnh phân trắng bằng thảo dược với hiệu quả ghi nhận được sau 3-5 ngày điều trị

13/12/2024 820

Quy trình áp dụng sản phẩm công ty Huỳnh Trâm Aquaculture cho tôm thẻ, tôm sú, quy trình nuôi tôm an toàn, bảo đảm lợi nhuận tối đa

12/12/2024 1277

Bệnh gan tụy cấp là bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi, bệnh gây ra thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm từ những năm 2011 cho đến nay. Để hạn chế những tác hại của bệnh này, công ty Huỳnh Trâm Aquaculture xin giới thiệu bà con nuôi tôm cách phòng và trị bệnh gan tụy cấp

11/12/2024 2200

Bệnh đốm đen là giảm năng suất, giá trị thương phẩm của tôm nuôi rất lớn, nếu phát hiện và can thiệp không kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn cho hiệu quả nuôi tôm. Công ty Huỳnh Trâm xin giới thiệu cách phòng và trị bệnh đốm đen hiệu quả trên tôm nuôi