NUÔI TÔM MÙA MƯA

NUÔI TÔM MÙA MƯA

1. VÌ SAO NUÔI TÔM MÙA MƯA

Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm phát triển rộng khắp các vùng biển ở Việt Nam. Sự phát triển ồ ạt về diện tích lẫn công nghệ nuôi tôm dẫn đến tình trạng giá tôm giảm thấp khi đến thời điểm thu hoạch rộ. Ngược lại vào những thời điểm không chính vụ, tức là mùa mưa hoặc mùa lạnh giá tôm lại lên rất cao.

Xuất phát từ nhu cầu này người nuôi tôm ở một số vùng đã tăng cường các biện pháp để tăng năng suất và sản lượng nuôi tôm của mùa mưa lên để có được giá bán tốt.

Đây là một trong những cách tốt để tránh tình trạng khủng hoảng thừa khi thu hoạch rộ. Tuy nhiên, việc nuôi tôm vào mùa mưa cũng đi kèm với những yếu tố bất lợi, đặc biệt nhất là các yếu tố môi trường ao nuôi thường xuyên biến động

 

2. NHỮNG YẾU TỐ THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TÔM MÙA MƯA

2.1 Nhiệt độ:

Trong mùa mưa, thường nhiệt độ xuống thấp, nhất là về ban đêm, thống kê cho thấy có những vùng chênh lệch nhiệt độ ngày đêm 5-10 0C, đây chính là điều kiện lý tưởng cho các bệnh virus phát triển, đặc biệt là bệnh đốm trắng.

Nhiệt độ dưới 25 0C thì tôm giảm ăn 30%, nhiệt độ dưới 22 0C thì tôm có thể bỏ ăn hoặc giảm 60%, khi nhiệt độ 18-20 0C thì tôm bỏ ăn hoàn toàn.

Khi mưa kéo dài nhiều ngày làm mặt nước ao bị lạnh, nhất là về đêm. Do đó, tôm có xu hướng xuống đáy ao để trú ngụ.

Lúc này nếu đáy ao nuôi ô nhiễm, có nhiều vi khuẩn, khí độc hoặc thiếu oxi đáy sẽ là những điều kiện để các yếu tố gây bệnh xâm nhập và gây chết tôm. Do vậy, bà con nuôi tôm mùa này thường thấy hiện tượng tôm đen mang, vàng mang, rớt cục thịt, đốm đen…tất cả những triệu chứng này là kết quả của việc tôm trú ngụ trong nền đáy ao ô nhiễm trong thời gian dài

Do vậy, để tránh tất cả những triệu chứng này, đáy ao nên được giữ sạch sẽ để có nơi trú ngụ an toàn cho tôm khi mưa, bằng cách xử lý thường xuyên vi sinh MIRO-BAC, đồng thời nếu ao có khí độc thì xử lý bằng vi sinh PHOTO-BAC để tạo nền đáy ao sạch sẽ.

Thông thường khu vực rốn giữa đáy ao là nơi tập trung nhiều chất thải và sinh ra nhiều khí độc. Do vậy, khu vực này cần thường xuyên làm sạch bằng cách đánh MICRO-BAC tại khu vực này. Bà con dùng vi sinh MICRO-BAC xé gói bên ngoài và cho gói tự tan vào bọc lưới, sau đó thả chìm gói lưới tại khu vực giữa đáy ao, bổ sung 3-5 ngày 1 lần để xử lý khí độc khu vực giữa ao. Biện pháp này không những áp dụng mùa mưa mà áp dụng cả mùa nắng, nhất là các ao hay có hiện tượng sôi tiêm (nổi bọt khí giữa ao)

Thường xuyên sát khuẩn đáy bằng cách sử dụng AMONIUM-4, phun vào zeolite hạt rồi rải đều khắp ao, hạt zeolite sẽ mang AMONIUM-4 xuống đáy và tan từ từ trong khu vực đáy ao, giúp sát trùng đáy ao tốt hơn

 

Tôm rớt cục thịt-bệnh phổ biến trong nuôi vụ đông
Tôm rớt cục thịt - Bệnh phổ biến trong nuôi vụ đông

2.2 Độ mặn:

Mùa mưa thường là mùa nuôi độ mặn thấp do ao tiếp nhận nhiều nước mưa, do vậy tôm dễ bị kích lột xác mà không cứng vỏ được. Một số vùng nuôi tôm khi mùa mưa đến độ mặn có thể đạt 0 phần nghìn, tuy rằng một số bà con vẫn nuôi được nhưng đó không phải là điều kiện lý tưởng để cho tôm phát triển. Độ mặn lý tưởng cho tôm nằm trong khoảng 12 - 20 phần nghìn.

Trong mùa mưa, hàm lượng khoáng Mg2+ bị giảm sút nghiêm trọng, do đó dễ dẫn đến tình trạng tôm bỏ ăn, lột xác kém, chậm tăng trưởng…Lúc này bà con nên bổ sung sản phẩm MG12 cho ao nuôi, sẽ giúp tăng hàm lượng Mg2+ lên nhằm tăng khả năng lột xác và cứng vỏ cũng như cải thiện tỷ lệ bắt mồi cho tôm nuôi.

Ngoài việc bổ sung MG12 vào nước, bà con chú ý trộn thêm khoáng cho ăn, vì khoáng ngoài nước chỉ đáp ứng 50% lượng khoáng tôm cần, phần còn lại phải bổ sung từ thức ăn. PHOSPHONIC là sản phẩm chuyên bổ sung khoáng chất dùng cho ăn, rất phù hợp cho bà con nuôi vụ đông, nuôi mật độ cao, sản phẩm khuyến cáo sử dụng trong suốt vụ nuôi

Tôm lột xác và rớt đáy
Tôm lột xác và rớt đáy

3. Độ kiềm và pH:

Do mưa kéo dài nhiều ngày nên kiềm và pH thường xuyên bị kéo tụt, chính là điều kiện kích thích tôm lột xác mà không cứng vỏ được

Do vậy, thường hay xảy ra tình trạng chết đáy mà bà con nuôi tôm hay gọi là hiện tượng chết râm.

Biểu hiện trong ao thường là tôm chết vỏ mềm, tôm bị rớt cục thịt, ruột trống, gan nhợt nhạt.

Độ kiềm: bảo đảm độ kiềm từ 120-150 ppm, lưu ý rằng trong mùa mưa hiện tượng độ kiềm tụt đột ngột là rất phổ biến, do đó cần nâng độ kiềm cao hơn mức bình thường đề phòng độ kiềm bị giảm sâu. Sử dụng các loại vôi để nâng cao hệ đệm CO32-

Đồng thời sử dụng khoáng nâng kiềm và cứng vỏ tôm ORGA-MIX. Đây là khoáng tan hoàn toàn trong nước, giúp tôm hấp thụ tối đa, nhanh cứng vỏ, chắc thịt, đặc biệt ORGA-MIX là khoáng nâng kiềm hiệu quả

Tuy nhiên, trong một số trường hợp ao nuôi đã sử dụng rất nhiều loại khoáng mà tôm vẫn không cứng vỏ được, lúc này chúng ta nên kiểm tra lại hàm lượng và tỷ lệ các khoáng Mg2+:Ca2+:K+ là 3:1:1, thông thường trong mùa mưa hoặc vùng nước ngọt thường bị thiếu hụt các khoáng này, nhất là hàm lượng Mg2+ cực kì quan trọng đối với tôm, nó ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tôm, do vậy nếu thiếu sẽ gây mất khả năng lấy oxi với tôm dẫn đến sức đề kháng suy giảm, chết tôm.

Do vậy trong mùa mưa trường hợp kiểm tra thấy tỷ lệ các khoáng Mg2+:Ca2+:K+  không đạt thì nên sử dụng MG12 bổ sung cho ao nuôi tôm

 

Mg12-Sản phẩm bổ sung Mg hữu hiệu cho mùa mưa
Mg12 - Sản phẩm bổ sung Mg hữu hiệu cho mùa mưa

Ngoài ra cần chú ý kiểm tra pH, Oxy, bảo đảm ngưỡn pH từ 7.8-8.2, và Oxy ít nhất từ 4 ppm trở lên

Trộn thường xuyên nấm men ACTIVE DRY FEED YEAST , chứa Saccharomyces cerevisiae sk2, giúp tôm chống chọi lại các bệnh đường ruột do tiếp xúc nhiều dưới đáy ao, đồng thời kích thích tiêu hóa cho tôm, do mùa mưa là mùa tôm tiêu hóa rất kém

Mời quý bà con tham khảo thêm quy trình nuôi tôm thẻ bằng các sản phẩm công ty Huỳnh Trâm Aquaculture

 

Kỹ sư Trần Văn Huỳnh

Phòng kỹ thuật công ty TNHH XNK SX TM DV Huỳnh Trâm Aquaculture

 

Tin tức khác

21/11/2024 2063

Mối liên quan giữa hội chứng còi cọt EHP và bệnh phân trắng trên tôm nuôi, các giải pháp giải quyết vần đề EHP và phân trắng của công ty Huỳnh Trâm Aquaculture

21/11/2024 1621

Các phương pháp kiểm soát vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm, ưu nhược điểm từng phương pháp

21/11/2024 954

Điều trị EHP trên tôm thẻ bằng sản phẩm thảo dược nano Alli-Gold, kết quả âm tính sau 3 ngày điều trị

21/11/2024 1220

MICRO-BAC: Vi sinh cắt tảo an toàn cho ao nuôi tôm Micro-Bac, cắt mọi loại tảo trong ao nuôi tôm, cá, như tảo xanh, tảo lam, tảo giáp...

21/11/2024 4099

Phòng trị các bệnh đường ruột trên tôm nuôi bằng nấm men Active dry Feed Yeast-S200 chứa Saccharomyces cerevisiae SK2-là nấm men chuyên dùng cho các bệnh đường ruột cho tôm nuôi nói riêng và động vật thủy sản nói chung

21/11/2024 1311

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM NUÔI BẰNG THẢO DƯỢC

21/11/2024 1149

Sử dụng bộ đôi vi sinh công ty Huỳnh Trâm Aquaculture - Photo-Bac & Micro-Bac tạo màu trà và quản lý chất lượng nước ổn định suốt chu kỳ nuôi tôm, giảm nhớt bạt, giảm khí độc, giảm hẳn các bệnh gan, đường ruột tăng năng suất, sản lượng và size tôm thu hoạch, tăng lợi nhuận

21/11/2024 722

Vai trò của vi khuẩn Bacillus subtilis trong nuôi tôm, sản phẩm Micro-Bac chứa vi khuẩn Bacillus subtilis đậm đặc

21/11/2024 1109

Photo-Bac: sản phẩm vi sinh dạng nước chứa Rhodopseudomonas palustris, giúp tạo màu trà bền vững cho ao nuôi tôm, khử các khí độc khó trị như NH3, NO2, H2S, phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm hiện tượng chết râm sau khi mưa

21/11/2024 1395

Kinh nghiệm sử dụng vi sinh đậm đặc Micro-Bac (Bacillus subtilis) cho trại sản xuất tôm giống, xu hướng mới sử dụng thay thế kháng sinh và hóa chất nhằm tạo ra những bầy tôm khỏe mạnh nhất phục vụ người nuôi tôm thịt

21/11/2024 1258

Ứng dụng kỹ thuật nano trong điều chế các sản phẩm bộ ba phòng trị gan, ruột, E.H.P trên tôm do công ty Huỳnh Trâm Aquaculture sản xuất

21/11/2024 1118

Bệnh phân trắng là bệnh phổ biến trên tôm, gây thiệt hại lớn cho nhiều vùng nuôi tôm, việc điều trị cho đến nay cũng còn nhiều nan giải và nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Công ty Huỳnh Trâm giới thiệu đến bà con nuôi tôm phương pháp phòng trị bệnh phân trắng bằng thảo dược với hiệu quả ghi nhận được sau 3-5 ngày điều trị

21/11/2024 807

Quy trình áp dụng sản phẩm công ty Huỳnh Trâm Aquaculture cho tôm thẻ, tôm sú, quy trình nuôi tôm an toàn, bảo đảm lợi nhuận tối đa

21/11/2024 1247

Bệnh gan tụy cấp là bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi, bệnh gây ra thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm từ những năm 2011 cho đến nay. Để hạn chế những tác hại của bệnh này, công ty Huỳnh Trâm Aquaculture xin giới thiệu bà con nuôi tôm cách phòng và trị bệnh gan tụy cấp

21/11/2024 2177

Bệnh đốm đen là giảm năng suất, giá trị thương phẩm của tôm nuôi rất lớn, nếu phát hiện và can thiệp không kịp thời sẽ gây thiệt hại lớn cho hiệu quả nuôi tôm. Công ty Huỳnh Trâm xin giới thiệu cách phòng và trị bệnh đốm đen hiệu quả trên tôm nuôi